Hỏi đáp Bảo hiểm thất nghiệp thường gặp

Hỏi đáp Bảo hiểm thất nghiệp thường gặp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bảo hiểm thất nghiệp là gì, chế độ hưởng, thủ tục hưởng và các tình huống bị chấm dứt

Hỏi đáp Bảo hiểm thất nghiệp thường gặp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bảo hiểm thất nghiệp là gì, chế độ hưởng, thủ tục hưởng và các tình huống bị chấm dứt

hỏi đáp bảo hiểm thất nghiệp

HỎI ĐÁP VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

THỦ TỤC THAM GIA

Q.Tổ chức, doanh nghiệp nào phải tham gia bảo hiểm

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác.
3. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
4. Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
5. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam

Q. Quỹ BH thất nghiệp được hình thành từ nguồn nào?

- Các khoản đóng của NLĐ, người sử dụng lao động và hỗ trợ của Nhà nước (nếu có);

- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;

- Nguồn thu hợp pháp khác./.

Q. Quyền của người sử dụng lao động

- Được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định;

- Từ chối thực hiện các yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về BH thất nghiệp;

- Khiếu nại, tố cáo về BH thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật./.

Q.Ngoài 60 tuổi có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

lao động đã ngoài 60 tuổi làm việc , được công ty tiếp tục gia hạn hợp đồng lao động, hoặc giao kết hợp đồng lao động mới có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

 

CHẾ ĐỘ HƯỞNG, MỨC HƯỞNG, CÁCH TÍNH

Điều kiện để đưởng hưởng bảo hiểm

1. đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đó đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đó thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó.
2. Đó đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định.

Q.Bảo hiểm Được tính như thế nào ?

 A.Bằng 60% lương bình quân thu nhập 6 tháng gần nhất. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định 

Q. Tiền lương làm cứ tính bảo hiểm 

1.Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.  

Q.Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

 được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Q.Có được cộng dồn không ?

1. Thời gian đóng BHTN để xét hưởng BHTN là tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng BHTN cho đến khi người lao động (NLĐ) chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.


2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng BHTN trước đó của NLĐ không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng BHTN cho lần hưởng BHTN tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.

Q.Thủ tục làm bảo hiểm ở đâu ?

 Các trung tâm dịch vụ việc làm của Nhà Nước tại các tỉnh thành.

Q.Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp một lần?

Không, Từ sau năm 2015, người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm. Sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây: Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng; không thực hiện thông báo

Q.Có được bảo lưu không

Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn, hoặc hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh. (Khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015).

Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. (Khoản 6 Điều 18  Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015).

 Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Khoản 7 Điều 18  Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015).

Q.Ví dụ cách tính bảo hiểm thất nghiệp năm 2019

A.Mức lương bình quân của bạn là 8.000.000 đồng, vậy mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của bạn được tính như sau: 60% x 8.000.000 đồng = 4.800.000 đồng.

Q. Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?

Điều 51 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

CÂU HỎI KHÁC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

 Nếu khách hàng có những quan tâm và thắc mắc về chế độ bảo hiểm, thủ tục và cách tính, xin vui lòng để lại yêu cầu tư vấn theo form yêu cầu ngay đươi đây

#baohiemthatnghiep

Bình luận


YÊU CẦU GỌI LẠI TƯ VẤN