Luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất

Luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất 2024 Luật số: 08/2022/QH15 sau Ngày 16/06/2022, Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm hoàn thiện hành lang pháp lý quan trọng cho ngành bảo hiểm Việt Nam

Luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất  được Luật số: 08/2022/QH15 sau Ngày 16/6/2022, nhằm điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Hãy cùng eBaohiem tìm hiểu văn bản pháp lý này nhé.

 

Luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất

Bộ luật kinh doanh bảo hiểm

Luật kinh doanh bảo hiểm (PDF)

Luật gồm 9 chương và 129 điều, quy định khá chi tiết các nội dung để đảm bảo hoạt động kinh doanh bảo hiểm. eBaohiem xin giới thiệu những nội dung quan trọng mà khách hàng hay quan tâm. Bạn có thể xem các bản luật đầy đủ tại đây

+ Luật kinh doanh bảo hiểm 2022  Luật số: 08/2022/QH15 Ngày 16/06/2022

+ Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 (Luật số 42/2019/QH14 -Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ )

+ Luật kinh doanh bảo hiểm 2010 (Luật số 61/2010/QH12 của Quốc hội : LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM)

+ Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 ( Luật số 24/2000/QH10 của Quốc hội : Kinh doanh Bảo hiểm)

 

LUẬT SỬA ĐỔI LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM 

Với 07 chương, 157 Điều, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã thay đổi phương thức quản lý tài chính, quản lý doanh nghiệp cho phép xác định vốn và quản lý doanh nghiệp theo rủi ro đặc thù của từng doanh nghiệp, không cào bằng như trước đây. 

Từ đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, quản trị lành mạnh phát triển; kịp thời chấn chỉnh các doanh nghiệp có biểu hiện chưa tốt về quản lý tài chính, quản trị rủi ro. Thị trường minh bạch hơn do có các quy định rõ ràng về công khai thông tin. 

Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng đưa ra các quy định tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin và giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường sự chủ động cho doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm bảo hiểm.

Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng bổ sung quy định khẳng định nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu cổ phần, phần vốn góp đến 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm nhằm tạo sự rõ ràng, phù hợp với các cam kết của Việt Nam tại WTO và các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.

Phân loại rõ các loại hợp đồng bảo hiểm tương ứng với các loại hình bảo hiểm; quy định rõ đối tượng được bảo hiểm, quyền lợi được bảo hiểm đối với từng loại hợp đồng bảo hiểm; nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm trong việc cung cấp thông tin. 

Bên cạnh đó, cũng bổ sung các quy định về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm; quyền thỏa thuận giao kết nhiều loại hợp đồng bảo hiểm; bổ sung thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm nhân thọ,... để bảo đảm quyền tự thỏa thuận giữa các bên trong giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, Luật Kinh doanh bảo hiểm bãi bỏ quy định phải chấp thuận đối với đóng, mở, thay đổi địa điểm đặt chi nhánh, văn phòng đại diện và thay bằng hình thức thông báo với Bộ Tài chính trước khi có thay đổi. 

Luật Kinh doanh bảo hiểm bổ sung quy định cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm, người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm; các nguyên tắc phân công, đảm nhiệm chức vụ nhằm tránh kiêm nhiệm nhiều, bãi nhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ, tạm đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên/Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc, chuyên gia tính toán nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bên mua bảo hiểm.

Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng bổ sung quy định về an toàn tài chính, trong trường hợp tỷ lệ an toàn vốn ở mức phải áp dụng biện pháp can thiệp, biện pháp cải thiện sớm, biện pháp kiểm soát, quy định trách nhiệm của doanh nghiệp, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,.... 

Bổ sung yêu cầu công khai thông tin định kỳ, công khai thông tin thường xuyên; công khai thông tin bất thường để đảm bảo thông tin về doanh nghiệp bảo hiểm rõ ràng, minh bạch. 

Luật Kinh doanh bảo hiểm cho phép 02 tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô là “doanh nghiệp bảo hiểm” và “tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô”. Đây là hai tổ chức phổ biến nhất cung cấp bảo hiểm vi mô trên thế giới.

Doanh nghiệp bảo hiểm được cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô phù hợp với các nghiệp vụ bảo hiểm được phép kinh doanh trên giấy phép, không giới hạn địa bàn, đối tượng khách hàng. 

CẦN TƯ VẤN VỀ LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM MỚI NHẤT

Tự hào là nền tảng bảo hiểm lớn nhất tại Việt Nam, chúng tôi sẽ giúp bạn sẽ được tư vấn cụ thể về lựa chọn sản phẩm, tư vấn điều khoản hợp đồng bảo hiểm cũng như hỗ trợ bồi thường khi không may gặp sự cố bảo hiểm. Hãy để lại thông tin liên hệ dưới đây.

http://doitac.ebaohiem.com/

Hoặc muốn trở thành đối tác phân phối sản phẩm bảo hiểm với thu nhập thu động ngay trên app Moncover, đơn giản bạn tải apps moncover và trở thành đối tác của chúng tôi.

#luatkinhdoanhbaohiem

Bình luận


YÊU CẦU GỌI LẠI TƯ VẤN