Hướng dẫn bồi thường Bảo Việt Intercare

Hướng dẫn bồi thường Bảo Việt Intercare khi khách hàng tham gia bảo hiểm sức khỏe cao cấp với phạm vi điều trị y tế khu vực châu á, hay toàn cầu

Bảo Việt Intercare là chương trình bảo hiểm sức khỏe cao cấp có phạm vi điều trị tại các bệnh viện, phòng khám tại các quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, châu âu hay toàn cầu với hạn mức bảo hiểm rất cao. Bài  viết này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng đơn bảo hiểm này nhé

>> Giới thiệu Bảo Việt Intercare

 bảo việt intercare

 

I. THỦ TỤC BẢO LÃNH VIỆN PHÍ


· Xuất trình thẻ bảo lãnh viện phí và CMND/hộ chiếu/giấy khai sinh (nếu là trẻ em) cho bệnh viện, phòng khám.
· Kiểm tra và ký tên trên giấy yêu cầu bồi thường (GYCBT), đặt cọc theo quy định của bệnh viện/phòng khám (nếu có).
· Thanh toán các chi phí không thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

II. THỦ TỤC YÊU CẦU TRẢ TIỀN BẢO HIỂM


Hồ sơ bồi thường phải được gửi cho Bảo Việt trong vòng 1 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc thông báo cho Bảo Việt trong vòng 60 ngày kể từ ngày điều trị ổn định/xuất viện/tử vong, bao gồm các giấy tờ sau:

· GYCBT: do Người được bảo hiểm, người thừa kế/người thụ hưởng/người được chỉ định /Người được ủy quyền hợp pháp kê khai ký tên (trẻ em do bố mẹ/Người giám hộ hợp pháp kê khai). Cần có chữ ký và con dấu của công ty đứng tên Chủ hợp đồng bảo hiểm nếu tham gia theo Công ty
· Các chứng từ điều trị: Đơn thuốc, sổ khám bệnh, giấy ra viện, phiếu điều trị, phiếu chỉ định và kết quả xét nghiệm, phiếu mổ và các chứng từ liên quan hoặc bản photo có xác nhận của Bảo Việt khi không cung cấp được bản chính và Bảo Việt có quyền yêu cầu cung cấp bản chính để kiểm tra. Sổ khám bệnh, đơn thuốc phải có dấu của cơ sở y tế điều trị. Với hóa đơn điện tử: yêu cầu có hóa đơn chuyển đổi/hoặc chứng từ điều trị phải là bản gốc.
· Các chứng từ chi phí y tế: Bản gốc Hóa đơn, biên lai, phiếu thu và bảng kê chi tiết kèm theo. Hóa đơn phải được xuất trong vòng 30 ngày và không chấp nhận các phiếu thu/biên lai cộng gộp.

· Trường hợp tai nạn:
a) Tai nạn sinh hoạt: Bản tường trình tóm tắt về tai nạn sinh hoạt, không yêu cầu xác nhận của công ty/tổ chức.
b) Tai nạn lao động: Tường trình có xác nhận của Công ty/ tổ chức.
c) Tai nạn giao thông không phát sinh bên thứ ba: Bản tường trình không yêu cầu xác nhận (trừ trường hợp tử vong), GPLX
d) Tai nạn giao thông có phát sinh bên thứ ba: Bản tường trình tai nạn theo quy định của pháp luật, hồ sơ giải quyết tai nạn của cơ quan Công an, GPLX.

· Trường hợp tử vong: Giấy chứng tử, Giấy Xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (bản gốc hoặc bản sao công chứng)

· Trường hợp “gián đoạn học tập”: GCN của Bác sỹ về tình trạng không thể tiếp tục khóa học do ốm bệnh hoặc tai nạn; các chứng từ từ tổ chức đào tạo chứng minh khoản học phí học lại hoặc học phí bị mất; Giấy chứng tử và các tài liệu liên quan khác trong trường hợp người giám hộ hợp pháp/bố/mẹ của NĐBH tử vong.
· Các chứng từ khác có liên quan khác

Hồ sơ gửi đến:
Điạ chỉ
Số điện thoại
Số fax
35 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
(84) 2439368888
(84) 904832888
(84) 2438245157

97 Trần Phú, Hải Châu, Đà Nẵng
(84) 2363822855
(84) 236822234
233 Đồng Khởi, Quận 1,TP HCM
(84) 2835202555
(84) 2835202666

- Hoặc: Gửi hồ sơ về Công ty Bảo Việt cấp Hợp đồng bảo hiểm (Không áp dụng với các công ty Bảo Việt trên địa bàn Hà Nội, Tp HCM, Đà Nẵng)


III. TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP

1. Yêu cầu cứu trợ, Vận chuyển y tế cấp cứu

Trong trường hợp khẩn cấp, NĐBH/người đại diện phải gọi điện ngay đến Hotline của Bảo Việt theo số: (84) 243 936 8888 hoặc (84) 904 832 888.
Người được bảo hiểm phải cung cấp những thông tin sau đây:
• Tên, số Hợp đồng bảo hiểm và ngày hết hạn bảo hiểm.
• Số điện thoại và địa điểm có thể liên hệ.
• Mô tả vắn tắt tình trạng sức khỏe thực tế.
• Tên, địa chỉ, số điện thoại của bệnh viện.
• Tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ điều trị và bác sĩ gia đình.
Nhóm chuyên gia y tế của Công ty Cứu trợ được phép tiếp xúc với Người được bảo hiểm. Nếu không tuân thủ trách nhiệm trên, Người được bảo hiểm sẽ không được nhận bất kỳ một hình thức cứu trợ y tế nào, trừ khi có lý do hợp lý.


2. Trường hợp tính mạng bị đe dọa

Trường hợp tính mạng của Người được bảo hiểm ở trong tình trạng nguy kịch, Người được bảo hiểm/người đại diện của họ phải cố gắng thu xếp vận chuyển cấp cứu tới bệnh viện gần nơi xảy ra rủi ro bằng phương tiện thích hợp, và phải thông báo cho Công ty cứu trợ và Bảo Việt càng sớm càng tốt.


3. Nhập viện trước khi thông báo cho Công ty Cứu trợ

Trường hợp Người được bảo hiểm ốm đau/thương tật thân thể cần thiết phải nằm viện, Người được bảo hiểm/người đại diện phải thông báo cho Bảo Việt/Công ty Cứu trợ biết trong vòng 24 giờ kể từ khi nhập viện. Trường hợp không thực hiện quy định trên, Bảo Việt/Công ty cứu trợ có quyền yêu cầu Người được bảo hiểm phải chịu một phần chi phí vượt trội không hợp lý phát sinh do việc thông báo chậm trễ đó.

#boithuongbaovietintercare