Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa

Tư vấn Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển, hàng không, đường bộ, Hàng hóa vận chuyển nội địa. Hướng dẫn quy trình tham gia, tính phí và hướng dẫn bồi thường

Bài viết này sẽ giúp khách hàng tìm hiểu khái niệm Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển, hàng không và vận chuyển nội địa. Hướng dẫn quy trình tham gia, tính phí và hướng dẫn bồi thường cơ bản nhất.

Bảo hiểm hàng hóa là gì ?

Bảo hiểm hàng hóa (tiếng anh là: cargo insurance) là hợp đồng bảo hiểm cho các rủi ro do các nguyên nhân bên ngoài tác động vào hàng hóa gây mất mát, tổn thất vật chất trong quá trình vận chuyển, quá trình lưu kho (trong quá trình vận chuyển) được thực hiện bởi bất kỳ phương tiện vận tải bằng đường hàng không, đường biển hay đường bộ. Theo iedunote

Bảo hiểm hàng hóa là đơn bảo hiểm cho tổn thất hoặc thiệt hại do chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, nổi dậy hoặc xung đột dân sự hoặc bất kỳ hành động thù địch nào, bắt giữ, bắt giữ, bắt giữ, giam giữ, giam giữ trung bình và phí cứu hộ, đình công, bạo loạn, v.v.

Tùy vào tình chất bảo hiểm hàng hóa đơn bảo hiểm sẽ được thiết kế cho phù hợp: như bảo hiểm cho hàng hóa nông nghiệp, hạt điều, nông sản... hay có những loại hàng hóa đặc thù như than, dầu...

#baohiemhanghoa #baohiemxuatnhapkhau

Phân loại bảo hiểm

Căn cứ vào hình thức vận chuyển, sẽ được phân loại như sau:

- Bảo hiểm vận chuyển bằng đường hàng không
- Bảo hiểm vận chuyển đường biển
- Bảo hiểm vận chuyển đường bộ

Căn cứ theo phạm vi địa lý

- Bảo hiểm xuất nhập khẩu

- Bảo hiểm vận chuyển nội địa

Theo dạng hợp đồng bảo hiểm

- Bảo hiểm theo chuyến: hợp đồng bảo hiểm có tác dụng trong từng chuyến hàng cụ thể, tức một hợp đồng sẽ có giá trị trong 1 chuyến hàng, trách nhiệm của công ty bảo hiểm sẽ kết thúc khi hàng hóa được vận chuyển từ kho của đơn vị vận chuyển đến kho của đơn vị nhận hàng hóa vận chuyển.

- Hợp đồng bảo hiểm bao - mở sẵn cả năm : là loại hợp đồng bảo hiểm dùng cho nhiều chuyến hàng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Loại hợp đồng này thường được sử dụng trong các công ty thường xuyên diễn ra hoạt động xuất nhập khẩu.

 Theo công ty bảo hiểm

  • Bảo hiểm Bảo Việt
  • Bảo hiểm PVI
  • Bảo hiểm Vietinbank

Tầm quan trọng của sản phẩm bảo hiểm

Ngày nay hàng hóa vận chuyển là một trong những huyết mạch quan trọng đối với mỗi quốc gia hay đối với mỗi cá thể trong nền kinh tế để tạo ra chuổi giá trị khép kín. Thực tế 90% hàng hóa đang được vận chuyển bằng đường biển vì khả năng chuyên trở lớn và cước phí rẻ.

Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bạn là chủ hàng hay là đơn vị ủy thác bạn không thể bỏ qua sự quan trọng của sản phẩm bảo hiểm này. Hãy trao cho công ty bảo hiểm những rủi ro mà bạn có thể phải đối mặt như:

  • Hư hỏng do đóng gói không phù hợp.
  • Phá hoại.
  • Từ bỏ hàng hóa.
  • Từ chối hải quan.
  • Nhân viên không trung thực.
  • Hư hỏng do Va chạm. ( ví dụ như vụ hai tàu va chạm)
  • Thiệt hại do thời tiết nặng, chìm, trật bánh.
  • Không giao hàng.
  • Trộm cắp.
  • Ngọn lửa.

Thực tế theo thời báo tài chính thì 06 tháng năm 2018 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển ước đạt 1.254 tỷ đồng, tăng trưởng 8%; số tiền bồi thường 258 tỷ đồng.

Phạm vi bảo hiểm

bao hiem hang hoa xuat nhap khau

Rủi ro được bảo hiểm

Một số rủi ro cơ bản thường gặp phải trong quá trình vận chuyển hàng hóa sẽ được bảo vệ bởi điều kiện bảo hiểm như sau:

  • - Cháy hoặc nổ
  • - Tàu, sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp
  • - Phương tiện vận tải trên bộ bị lật đổ hoặc trật bánh
  • - Tàu, sà lan hoặc các phương tiện vận chuyển đâm va nhau hoặc đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước.
  • - Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
  • - Động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh
  • - Thời tiết xấu
  • - Manh động, hành động manh tâm
  • - Cướp biển
  • - Các rủi ro đặc biệt như: hàng không giao, giao thiếu, mất cắp, bể, vỡ, ướt…
  • - Hy sinh tổn thất chung
  • - Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu
  • - Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng.

Các điểm loại trừ

Tương tự như các sản phẩm phẩm bảo hiểm khác, không phải rủi ro nào cũng được bảo hiểm. Đây là những minh họa.

  • -Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí được quy cho hành vi cố ý của người được bảo hiểm.
  • - Rò rỉ thông thường, hao hụt hoặc giảm thể tích thông thường, hoặc hao mòn thông thường của đối tượng bảo hiểm.
  • - Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra do đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm chưa đầy đủ hay không thích hợp.
  • - Gây ra bởi khuyết tật hay tính chất sẵn có của đối tượng bảo hiểm.
  • - Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ xảy ra do một rủi ro được bảo hiểm.
  • - Phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ tàu, người quản lý, người thuê hoặc người khai thác tàu.
  • - Phát sinh từ năng lượng nguyên tử, hạt nhân, chất phóng xạ.
  • - Gây ra bởi tàu hoặc sà lan không đủ khả năng đi biển và tàu, sà lan, phương tiện vận chuyển, container hay thùng hàng không thích hợp cho việc chuyển chở an toàn đối tượng bảo hiểm.
  • - Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, hành động thù địch.
  • - Gây ra bởi chiếm, bắt giữ, kiềm chế hay cầm giữ (trừ khi là cướp biển).
  • - Do mìn, thủy lôi, bom trôi dạt hoặc những vũ khí chiến tranh trôi dạt khác.
  • - Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấm xưởng, những người tham gia gây rối, phá rối trật tự hoặc bạo động.
  • - Là hậu quả của đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động, phá rối trật tự.
  • - Gây ra bởi khủng bố hoặc vì động cơ chính trị, tư tưởng hay tôn giáo.

Phí bảo hiểm :    

Công thức tính phí bảo hiểm như sau:

 CIF = (C+F) / (1-R)

I = CIF x R

  (Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường  điều kiện bảo hiểm.

Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm:  

Tham gia bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF của lô hàng

Quy trình mua bảo hiểm xuất nhập khẩu, vận chuyển

B1:  Yêu cầu bảo hiểm: 

Giấy yêu cầu bảo hiểm gồm có các nội dung chính như :

  • Thông tin về người được bảo hiểm
  • Thông tin về hàng hóa được bảo hiểm
  • Yêu cầu bảo hiểm
  • Các chứng từ đính kèm
  • Phần kê của đại lý, công ty môi giới
  • Nghiệp vụ của công ty bảo hiểm

B2: Giấy chứng nhận bảo hiểm & hợp đồng bảo hiểm

B3: Xác nhận thông tin và thanh toán phí bảo hiểm

MUA BẢO HIỂM HÀNG HÓA 

Những sản phẩm bảo hiểm hàng hóa sẽ tương đối phức tạp cho khách hàng lần đầu tham gia. Những điều kiện, điều khoản, cách tính phí và phạm vi bảo hiểm  ... Tự hào là một trong những đơn vị tư vấn bảo hiểm doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn cho bạn với chương trình tốt nhất. Vui lòng để lại thông tin liên hệ tại đây