Hỏi đáp Bảo hiểm hàng hóa thường gặp

Hỏi đáp Bảo hiểm hàng hóa thường gặp dành cho Khách hàng khi tham gia bảo hiểm thông thường đều khá bối rối trước các thuật ngữ bảo hiểm cũng như khó hiểu các nguyên lý bồi thường khi tham gia. Do vậy khi tham gia bảo hiểm ung thư, bạn nên đọc bài này nhé.

>> Tìm hiểu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

TRƯỚC KHI THAM GIA BẢO HIỂM HÀNG HÓA

Cần chuẩn bị gì khi tham gia bảo hiểm hàng hóa ?

Khách hàng cần có các thông tin như sau để thực hiện giao kết một yêu cầu bảo hiểm hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển và điều kiện vận chuyển, nơi xuất phát và nơi đến, địa điểm chuyển tải (nếu có), giá trị hàng hóa, thời gian vận chuyển, phương thức vận chuyển và thời gian giao hàng...

Đối tượng bảo iểm hàng hóa vận chuyển đường biển

bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đ­ường biển áp dụng cho việc bảo hiểm hàng hoá xuất, nhập khẩu hoặc hàng hoá vận chuyển trong nước được chuyên chở bằng tàu biển. HĐBH này còn có thể áp dụng cho cả việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển tiếp nối bằng đường bộ, đ­ường sông hoặc đ­ường hàng không.

Ai là người mua bảo hiểm cho hàng hoá?

Người mua bảo hiểm có thể là người bán hoặc người mua hàng, tuỳ thuộc vào thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá.

Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hoá, tiền hàng mà người mua hàng có nghĩa vụ trả cho người bán bao gồm cả phí bảo hiểm thì người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá và thanh toán phí bảo hiểm cho DNBH. Ngư­ợc lại, nếu tiền hàng chư­a bao gồm phí bảo hiểm thì người mua bảo hiểm cho hàng hoá là người mua hàng.

Nếu người mua bảo hiểm cho hàng hoá là người bán hàng, họ là người có quyền lợi có thể bảo hiểm cho tới thời điểm chuyển giao rủi ro của hàng hoá. Kể từ thời điểm, ranh giới chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua, người có quyền lợi có thể bảo hiểm là người mua hàng.

Nếu người mua bảo hiểm là người bán hàng, thông thường họ có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm cho hàng hoá theo điều kiện, điều khoản và số tiền bảo hiểm thích hợp. Người nào đứng ra mua bảo hiểm cho hàng hoá, người đó có nghĩa vụ thanh toán phí bảo hiểm. Nếu khoản phí bảo hiểm mà người bán hàng phải thanh toán cho DNBH thấp hơn khoản phí bảo hiểm đã tính giá cho người mua, người bán hàng được hưởng phần chênh lệch. Ng­ược lại người bán hàng phải tự gánh chịu.

Có nên lựa chọn mua bảo hiểm hàng hóa qua đơn vị tư vấn hay không ?  

Khách hàng nên lựa chọn đơn vị tư vấn bởi họ là chuyên gia trong lĩnh vực của họ để nhận được hỗ trợ về điều kiện/điều khoản bảo hiểm, các rủi ro có thể gặp phải, phí bảo hiểm tốt nhất cũng như lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm uy tín. Ngoài ra, đơn vị tư vấn cũng sẽ hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ yêu cầu khi phát sinh tổn thất.

Phí bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển được tính như thế nào ?

- Tính phí bảo hiểm theo giá CIF (Cost, Insurance và Freight):

Công thức tính phí bảo hiểm: CIF = (C+F) / (1-R)   --> Phí bảo hiểm I = CIF x R      

Trong đó:  

  • I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm.
  • Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường  điều kiện bảo hiểm.

Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm: Tham gia bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF của lô hàng.

Điều kiện bảo hiểm áp dụng cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

hủ hàng có thể lựa chọn để mua bảo hiểm cho hàng hoá vận chuyển bằng đường biển theo một trong 3 điều kiện bảo hiểm đó là: điều kiện bảo hiểm A; điều kiện bảo hiểm B; điều kiện bảo hiểm C.

Trong 3 điều kiện bảo hiểm trên điều kiện bảo hiểm A có phạm vi bảo hiểm rộng nhất và điều kiện bảo hiểm C có phạm vi bảo hiểm hẹp nhất. Tuỳ thuộc vào loại hàng hoá và ph­ương thức vận chuyển, đóng gói mà chủ hàng có thể lựa chọn điều kiện bảo hiểm thích hợp. 

SAU KHI THAM GIA BẢO HIỂM HÀNG HÓA

Cần làm gì khi xảy ra tổn thất ?

Khi xảy ra tổn thất, chủ hàng cần thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất đồng thời thực hiện thông báo ngay cho DNBH bằng điện thoại, email và bằng văn bản để được DNBH phối hợp thực hiện giám định, thu đòi thứ ba (nếu có) khi tàu về đến cảng.

Các giấy tờ cần thu thập để thực hiện yêu cầu bảo hiểm hàng hóa là gì ?

Doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp với khách hàng thu thập các hồ sơ giấy tờ như sau để thực hiện hoàn thiện bộ tài liệu yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hóa:

-  Bản chính của hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm (không bắt buộc);

- Bản chính hoặc bản sao hóa đơn/hợp đồng mua bán hàng hóa, kèm theo bản kê chi tiết hàng hóa và/hoặc phiếu ghi trọng lượng;

- Bản chính của vận tải đơn và/hoặc hợp đồng chuyên chở các loại;

- Biên bản giám định được thực hiện bởi công ty giám định độc lập thỏa thuận hoặc của giám định viên DNBH có sự tham gia của khách hàng và chứng từ tài liệu khác ghi rõ mức độ tổn thất;

- Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhận thu giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận cuối cùng;

- Bản sao nhật ký hàng hải;

- Công văn thư từ trao đổi với người chuyên chở và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất;

- Giấy yêu cầu bồi thường (hoặc thông báo tổn thất)

- Các chứng từ khác liên quan đến khiếu nại.

- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của nhà bảo hiểm (nếu có).

Sau bao lâu thì tôi nhận được tiền

Công ty có trách nhiệm giải quyết yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm trong thời gian tối đa là 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm đầy đủ và hợp lệ.

Cần hỗ trợ về hợp đồng, hủy đơn và hoàn phí, TƯ VẤN VỀ BỒI THƯỜNG

Bạn có thể thực hiện các yêu cầu thay đổi qua:
1) Trang tư vấn bồi thường ; hoặc
2) Email claims@ebaohiem.com, chúng tôi sẽ liên hệ để tư vấn cụ thể cho Bạn; hoặc
3) Liên lạc với chúng tôi qua Tổng đài dịch vụ Khách hàng 1900 633 613.

Đối với trường hợp hủy hợp đồng và yêu cầu hoàn phí sẽ áp dụng tuân theo chính sách của công ty bảo hiểm.

Nên mua bảo hiểm hàng hóa nào ?

Nếu còn có thắc mắc gì về bảo hiểm này mà bạn chưa tìm thấy ở đây, Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để trợ giúp nhé. Chúng tôi cũng hỗ trợ để bạn biết nên tham gia sản phẩm nào là phù hợp nhất.

#baohiemhanghoa #ebaohiem