Tìm hiểu bảo hiểm xã hội

Tìm hiểu bảo hiểm xã hội để biết rằng đây là một chính sách bảo hiểm lớn của nhà nước đảm bảo cho các đối tượng bắt buộc và tự nguyện tham gia trên cả nước

Tìm hiểu bảo hiểm xã hội luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đơn vị và người lao động. Trong quá trình tham giao lao động, người lao động đặc biệt quan tâm đến các chế độ để đảm bảo đời sống, việc làm, an sinh xã hội như tuổi làm việc, nghỉ hưu, nghỉ chế độ, giờ làm thêm, tiền lương tối thiểu, chế độ nghỉ ốm đau, thai sản, các chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế … được quy định cụ thể như thế nào. Bài viết này eBaohiem sẽ giúp các bạn những thông tin cần thiết nhé

Bảo hiểm xã hội là gì ?

Theo Luật bảo hiểm xã hội số Số: 58/2014/QH13, đây là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

 >> Giới thiệu bảo hiểm xã hội Việt Nam

Cách phân loại bảo hiểm

Bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Quỹ bảo hiểm xã hội

là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Đối tượng tham gia

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động cho người nước ngoài

vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên

Luật và quy định bảo hiểm xã hội

- Số: 50/VBHN-VPQH Quốc hội đã có văn bản quy định luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2019 với việc hợp nhất các văn bản hiện hành như sau:

-  Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8 ngày 20/11/2014, gồm 09 chương, 125 điều, quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHXH, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan BHXH; Quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BHXH

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14.

 

Chế độ bảo hiểm

Tìm hiểu chế độ hưởng bảo hiểm hay quyền lợi bảo hiểm xã hội thì đã được quy định rõ trong Luật như sau:

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

>> Tìm hiểu bảo hiểm thai sản

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

>> Tìm hiểu về bảo hiểm xã hội bắt buộc 

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Bảo hiểm này  là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

>> Tìm hiểu về bảo hiểm xã hội tự nguyện

 

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

 

Cách tính bảo hiểm xã hội mới nhất 2020

Đóng bảo hiểm bao nhiêu năm

Bạn đang quan tâm đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu thì cần biết thông tin sau:

Từ 1/1/2018, lao động nữ nghỉ hưu khi đóng đủ 15 năm BHXH hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ năm thứ 16 trở đi, mức hưởng BHXH tăng thêm 2%; đóng đủ 30 năm được hưởng lương hưu tối đa 75% thay vì 25 năm như hiện nay.

Hiện lao động nam đóng 15 năm BHXH hưởng lương hưu 45% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ 1/1/2018, để hưởng mức trên, lao động nam phải đóng đủ 16 năm; tới 2022 phải tham gia 20 năm BHXH mới được hưởng mức 45%. Muốn hưởng lương hưu ở mức tối đa 75%, lao động nam phải đóng bảo hiểm 35 năm, thay vì 30 năm như hiện nay. 

Lao động nam nghỉ hưu trong năm 2018 đóng đủ 31 năm BHXH hưởng lương hưu tối đa 75% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Nếu lao động nam nghỉ hưu từ năm 2019, 2020, 2021 và 2022 trở đi phải đóng tương ứng từ 32 đến 35 năm BHXH mới được hưởng 75%.

Muốn hưởng lương hưu tối đa 75%, người lao động đóng BHXH thêm 5 năm nữa so với hiện nay. Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi theo quy định thì bị trừ 2%.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội năm 2020:

Các khoản trích theo lương

Tỷ lệ trích vào lương của người lao động

Tỷ lệ trích vào chi phí của người sử dụng lao động

Tổng cộng

BHXH

8%

17%

25%

BHYT

1,5%

3%

4,5%

BHTN

1%

1%

2%

BHTNLĐ, BNN

-

0,5%

0,5%

Tổng tỷ lệ trích

10,5%

21,5%

 

 

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định mức đóng bảo hiểmnhư sau: 

  • Mức tiền lương đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

  • Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương tối thiểu vùng.

  • Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm:

    • BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở

    • BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng

Theo Nghị định 90/2019 của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng mới áp dụng từ ngày 1/1/2020, nên mức đóng BHXH bắt buộc cũng theo đó điều chỉnh tăng.

Cụ thể, Vùng 1 mức đóng BHXH của người lao động là 353.600 đồng/tháng, của người sử dụng lao động là 751.400 đồng/tháng; Vùng 2 người lao động đóng 313.600 đồng, chủ sử dụng lao động đóng 666.400 đồng; Vùng 3 người lao động đóng 274.400 đồng, chủ sử dụng lao động đóng 583.100 đồng; Vùng 4 người lao động đóng 245.600 đồng, chủ sử dụng lao động đóng 521.900 đồng.

Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

4.420.000

4.729.400

4.965.870

5.060.458

Vùng II

3.920.000

4.194.400

4.404.120

4.488.008

Vùng III

3.430.000

3.670.100

3.853.605

3.927.007

Vùng IV

3.070.000

3.284.900

3.449.145

3.514.843

+ Mức lương tháng đóng BHXH tối đa: Bằng 20 tháng lương cơ sở.

Từ 01/01/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Từ 01/7/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,6 = 32 triệu đồng/tháng.

Tìm hiểu thêm số bảo hiểm xã hội

Số sổ bảo hiểm là gì ?

Mã số BHXH là dãy số tự nhiên bao gồm 10 chữ số. Trong đó: 02 số đầu là mã tỉnh, 08 số tiếp theo là số tự nhiên, tương ứng với số sổ của sổ BHXH và 10 số cuối của thẻ BHYT.

Lưu ý, từ 2017, Bìa và tờ rời sổ BHXH trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”

Khi tham gia vào các giao dịch về BHXH, BHYT, người tham gia chỉ cần cung cấp mã số BHXH của mình để được hưởng các chế độ BHXH, BHYT và tự người tham gia cũng có thể kiểm tra thông tin về quá trình tham gia đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT của mình.

Tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội online & tra mã bảo hiểm xã hội

để kiểm tra số sổ, người tham gia bảo hiểm tiến hành như sau:

Truy cập : 

https://www.baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx

tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội

 

Tra cứu thông tin đóng hay tham gia bảo hiểm, hay  kiểm tra đóng bảo hiểm xã hội quá trình đóng rât đơn giản và thuận tiện nhờ các thông tin như trên

Trường hợp không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội, bạn có thể tìm theo CMT hoặc tra cứu từ công ty đang tham gia cho bạn.

Trường hợp mất sổ bảo hiểm xã hội,  không ảnh hưởng tới thời gian đã đóng BHXH trước đây của bạn. Trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm ngắt quãng, không liên tục thì sẽ được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội

 >> Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội

Thẻ bảo hiểm xã hội và y tế điện tử

Thẻ bảo hiểm điện tử được làm bằng nhựa, kích cỡ tương đương thẻ ATM và được gắn chíp ứng dụng công nghệ do Việt Nam làm chủ. Các nội dung cơ bản trên thẻ bao gồm: Mã số, họ và tên, ngày tháng năm cấp thẻ. Còn những nội dung khác như giới tính, nơi cư trú, cơ sở khám chữa bệnh... sẽ được quản lý trực tiếp trên phần mềm nghiệp vụ.

the bao hiem xa hoi dien tu

 

Đối tượng áp dụng để hưởng bảo hiểm xã hội một lần 2020

06 trường hợp người tham gia BHXH đượcrút BHXH 1 lần, cụ thể:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;

- Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện(đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);

- Ra nước ngoài để định cư;

- Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;

- Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng 

Cách tính tiền hưởng một lần

Nhiều độc giả thắc măc cách tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới nhất. Thực tế thì Tiền bảo hiểm được tính như thế nào Phụ thuộc vào số năm đã đóng của người tham gia bảo hiểm, cứ mỗi năm, người lao động được:

- 1,5 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- 22% các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, tối đa 02 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH nếu đóng chưa đủ 01 năm.

Lưu ý: Mức hưởng BHXH 1 lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ trường hợp người lao động mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

 

Hồ sơ lãnh bảo hiểm hay thanh toán bảo hiểm xã hội một lần

- Sổ bảo hiểm xã hội

- Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần

- Đối với người ra nước ngoài định cư, phải có thêm bản sao được công chứng, chứng thực một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;

+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài;

+ Giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

(Các giấy tờ tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có công chứng, chứng thực)

- Đối với người đang mắc bệnh nguy hiểm tới tính mạng phải có thêm trích sao hồ sơ bệnh án.

BHXH tại các Tỉnh thành

Thanh hóa

Hà nội

đà nẵng

Bình dương

Đồng nai

Nghệ An

thành phố Hồ Chí Minh

Bắc Ninh

Hải phòng

bộ quốc phòng

.....

 

TÀI LIỆU QUAN TRỌNG

>> Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế : Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam. ( tải về

 bảo hiểm y tế

TƯ VẤN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Đây là loại hình bảo hiểm giữ vai trò trụ cột, bền vững trong hệ thống an sinh xã hội. Người lao động khi có việc làm và khỏe  mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập để hỗ trợ bản thân hoặc người khác khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, khi không làm việc, lúc tuổi già để duy trì và ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình. 

#baohiemxahoi #ebaohiem