Bảo hiểm xã hội Việt nam trụ cột cơ bản cho An sinh xã hội
Bảo hiểm xã hội việt nam và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội phải được từng bước mở rộng, tăng nhanh đối tượng tham gia, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng eBaohiem tìm hiểu về tổ chức này nhé.
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Tiếng Việt: BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Tên tiếng Anh: Vietnam social security
Logo:
Hotline: 1900 9068
Thành lập: Nghị định số 19/CP, Ngày 16/02/1995
Vốn điều lệ:
Trụ sở chính: Số 7 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, HN
Điện thoại: 0243.9344165 | Fax: 0243.9344169
Email: lienhe@vss.gov.vn
Website:https://baohiemxahoi.gov.vn
GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Lịch sử
Trước năm 1975
Đặc điểm của chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội ở thời kỳ này là do trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ nên việc thực hiện bảo hiểm xã hội rất hạn chế. Tuy nhiên, đây là thời kỳ đánh dấu sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo hiểm xã hội. Đồng thời những quy định về bảo hiểm xã hội của Nhà nước ở thời kỳ này là cơ sở cho sự phát triển bảo hiểm xã hội sau này.
Sau năm 1975
BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Có nhiều lần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên sau khi Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì chính sách BHXH bộc lộ những nội dung cần sửa đổi bổ sung.
Từ 1995, BHXH mở rộng đối tượng, thành lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước do sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước, thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý quỹ và giải quyết các chế độ trợ cấp.
Ngày 16/02/1995, Chính phủ có Nghị định số 19/CP thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ các bộ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển Bảo hiểm y tế thuộc Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức
>> Thủ tướng bổ nhiệm lãnh đạo BHXH Việt Nam
theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, BHXH sẽ giảm 65 đầu mối cấp phòng/63 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giảm 58 BHXH thành phố, thị xã trực thuộc BHXH cấp tỉnh, giảm 12 BHXH cấp huyện không đạt hai tiêu chuẩn về diện tích và dân số
Vị trí và chức năng
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
SẢN PHẨM BẢO HIỂM
>> Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội
>> Chế độ, mức đóng và mức hưởng Bảo hiểm xã hội
Tìm hiểu về bảo hiểm xã hội việt nam
Tiếp tục phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
#baohiemxahoivietnam