Từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm phi nhân thọ - dễ hay khó?

Thực tế có rất nhiều trường hợp khách hàng bị từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm phi nhân thọ vì những lý do không đáng có. Nếu không được giải quyết quyền lợi bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng sở hữu gần như là vô giá trị. Chính vì vậy, việc làm thế nào để yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm được chấp nhận là một điều quan trọng và cần sự tính toán, chuẩn bị cẩn thận.

Bị từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm phi nhân thọ là lý do khiến khách hàng ngần ngại đầu tư bảo hiểm, nhưng thực tế liệu việc từ chối có dễ dàng như vậy?  

Thực tế có rất nhiều trường hợp khách hàng bị từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm phi nhân thọ vì những lý do không đáng có. Nếu không được giải quyết quyền lợi bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng sở hữu gần như là vô giá trị. Chính vì vậy, việc làm thế nào để yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm được chấp nhận là một điều quan trọng và cần sự tính toán, chuẩn bị cẩn thận. 

bảo hiểm phi nhân thọ

Trong bài viết này, ebaohiem sẽ chỉ ra một số lý do tại sao khách hàng lại bị từ chối? Thực tế quyền lợi bảo hiểm có dễ bị từ chối không? Và cuối cùng là một số lời khuyên dành cho khách hàng để tránh bị từ chối quyền lợi chính đáng cho hợp đồng bảo hiểm của mình. 

Nguyên nhân khách hàng có thể bị từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm

Kê khai sai yếu tố quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nhiều khách hàng đã khai sai thông tin về đối tượng bảo hiểm nhằm có được nhiều lợi ích hơn. Ví dụ như không khai báo đúng tiền sử bệnh, ghi sai thông số của xe ô tô để nhận tỷ lệ bồi thường cao hơn, v.v. Khách hàng nghĩ rằng điều này sẽ chỉ có lợi mà vô hại, tuy nhiên, đây chính là cái cớ hoàn hảo để công ty bảo hiểm từ chối bồi thường. 

Thông thường trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, phía công ty bảo hiểm sẽ điều người, hoặc là nhân viên, hoặc là chuyên gia, đến để xác nhận tình trạng của tài sản hoặc sức khỏe của đối tượng bảo hiểm. Như vậy, việc kê khai sai thông tin hoàn toàn có thể bại lộ. 

Hoặc khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, khi giám định lại sự kiện mà thông tin trên hợp đồng không khớp với đối tượng được bảo vệ. Chắc chắn công ty bảo hiểm hoàn toàn có thể từ chối yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm của khách hàng. Thậm chí, công ty bảo hiểm có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng. Như vậy, khách hàng sẽ mất cả chì lẫn chài. 

Để hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu 

Khi hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu, chắc chắn công ty bảo hiểm sẽ không còn liên quan gì đến người được bảo hiểm hoặc đối tượng được bảo hiểm nữa. Hai bên đã không còn ràng buộc gì với nhau cả. 

Lý do phổ biến nhất để hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu chính là do phía khách hàng không đóng phí bảo hiểm đúng hạn. Tuy nhiên, nếu khách hàng lâm vào trường hợp này vẫn có thể lật ngược lại tình huống nếu bên công ty bảo hiểm không thông báo đúng người, đúng địa chỉ về việc không đóng phí và nguy cơ vô hiệu hợp đồng nếu không đóng phí. 

Hồ sơ bảo hiểm không hoàn thiện

Hồ sơ bảo hiểm không hoàn thiện đồng nghĩa với việc thiếu thông tin về đối tượng được bảo hiểm. Mà một khi đối tượng được bảo hiểm không rõ ràng, cụ thể, chi tiết thì công ty bảo hiểm sẽ khó lòng có cơ sở chắc chắn để đứng ra chi trả các khoản quy định trong hợp đồng bảo hiểm. 

Việc hồ sơ không hoàn thiện thường do khách hàng không làm theo đúng yêu cầu của phía công ty bảo hiểm hoặc khách hàng hoặc công ty bảo hiểm có những sai sót trong quá trình tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ. Và dù là lỗi của ai thì chỉ có quyền lợi của khách hàng bị ảnh hưởng lớn nhất. 

Trường hợp của khách hàng thuộc trường hợp loại trừ bảo hiểm

Đây là trường hợp đương nhiên bị từ chối yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ chỉ giải quyết quyền lợi bảo hiểm và chấp nhận bồi thường cho những trường hợp được quy định trong hợp đồng. Họ sẽ không làm sai những điều khoản trong hợp đồng nếu họ không muốn đối mặt với chế tài của pháp luật.

Nhiều người tưởng rằng khi mua bảo hiểm nhà ở thì căn nhà của mình có hư hỏng gì cũng có thể gọi công ty bảo hiểm đến giải quyết, hay khi có tai nạn giao thông thì xe của mình chắc chắn sẽ được bồi thường. Cơ chế hoạt động của bảo hiểm phi nhân thọ không bao giờ hoạt động như vậy.  

bảo hiểm phi nhân thọ

Yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm phi nhân thọ thực tế không dễ gì từ chốicó dễ bị từ chối không?

Dựa vào những nguyên nhân được liệt kê tại phần trước, chắc hẳn khách hàng cũng đã có một cái nhìn khá bao quát về việc yêu cầu quyền lợi bảo hiểm phi nhân thọ. Và có thể nhận ra rằng, trên thực tế, rất khó để từ chối yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm, trừ khi chính bản thân khách hàng mắc sai sót. 

Công ty bảo hiểm luôn bị ràng buộc bởi các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Đây cũng chính là nguyên tắc làm việc, là bản chất hoạt động của một công ty bảo hiểm. Nếu điều khoản trong hợp đồng ghi rõ những vấn đề như vậy, chắc chắn công ty bảo hiểm sẽ không làm sai với quy định. Vì vậy, không có chuyện trường hợp của khách hàng được quy định trong hợp đồng mà công ty bảo hiểm lại không giải quyết yêu cầu bồi thường cho khách hàng, trừ khi đó là công ty bảo hiểm không uy tín. 

Bên cạnh đó, thủ tục yêu cầu quyền lợi bảo hiểm rất rõ ràng và hợp lý, được phổ biến và đính kèm theo mỗi bộ hợp đồng. Các loại giấy tờ cần thiết, phương thức, cách thức yêu cầu, thời hạn giải quyết yêu cầu, v.v. gần như đã được liệt kê chi tiết trong đó. Cho nên không có chuyện công ty bảo hiểm vì không muốn giải quyết yêu cầu quyền lợi của khách hàng mà giấu nhẹm những thông tin đó để lấy cớ từ chối khách hàng. 

Hầu hết các quy định về phương thức hoạt động, cơ chế, thủ tục giải quyết bồi thường bảo hiểm đã được quy định trong các văn bản luật, nghị định liên quan đến bảo hiểm bảo hộ. Chính vì vậy, gần như rất ít công ty bảo hiểm không tuân thủ pháp luật. Việc làm sai so với hợp đồng là gần như không xảy ra đối với các công ty bảo hiểm uy tín. 

Một số khách hàng còn cho rằng, mua bảo hiểm qua các kênh môi giới hoặc gián tiếp cũng là nguyên nhân khiến yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm của mình bị từ chối. Tuy nhiên, khách hàng cần hiểu rằng dù ký kết hợp đồng bảo hiểm qua các kênh, đại lý, hoặc ngân hàng trung gian, thì về bản chất, khách hàng đangđang ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm, và người chịu trách nhiệm với hợp đồng luôn là công ty bảo hiểm.

Như vậy, yêu cầu giải quyết bảo hiểm nhân thọ thực tế không dễ gì từ chối, nếu khách hàng làm đúng như những gì hợp đồng đã cam kết và đã nghiên cứu cụ thể về những điều khoản trong hợp đồng. Chỉ có khách hàng “tạo cơ hội” cho công ty bảo hiểm từ chối yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm phi nhân thọ.  

Làm thế nào để tránh bị từ chối yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm phi nhân thọ

Nghiên cứu kỹ hợp đồng bảo hiểm, yêu cầu giải trình những điều khoản chưa rõ ràng

Nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm của bản thân chưa bao giờ là điều thừa. Đây chính là chìa khóa để giúp khách hàng nắm được thế chủ động khi có bất kỳ sự kiện bảo hiểm nào xảy ra. 

Việc bị từ chối yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm đôi lúc xuất phát từ chính sự lơ là trong việc nghiên cứu hợp đồng bảo hiểm của khách hàng. Nếu nắm rõ các điều khoản, quy định có trong hợp đồng, chắc chắn khách hàng sẽ hiểu được rằng mình có bị từ chối “oan” hay không. 

Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần chú ý những điều khoản về quyền lợi, chi phí bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, v.v. để đảm bảo rằng ngoài việc được tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi, khách hàng sẽ được bồi thường thiệt hại hợp lý. 

Tìm hiểu về các trường hợp loại trừ

Một khi trường hợp của khách hàng thuộc trường hợp loại trừ được quy định trong hợp đồng hoặc trong phụ lục đính kèm hợp đồng, thì chắc chắn bên công ty bảo hiểm sẽ không giải quyết quyền lợi cho khách hàng. Chính vì vậy, khách hàng cần chủ động tìm hiểu kỹ về các trường hợp loại trừ, cân nhắc thật kỹ lưỡng về các trường hợp đó để có thể yêu cầu giải quyết quyền lợi một cách thuận lợi. 

Một số các trường hợp loại trừ thông thường gồm: đơn phương từ bỏ hợp đồng trong vòng 2 năm kể từ khi thỏa thuận tham gia hợp đồng bảo hiểm; các thiệt hại về tài sản hoặc thân thể xảy ra là do các lỗi cố ý chủ quan, v.v. 

Với các bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ, khách hàng cần lưu ý rằng cần phải khai báo trung thực và thành thật tiền sử bệnh tật, tình trạng cơ thể, sức khỏe của bản thân. Nếu công ty bảo hiểm phát hiện ra khách hàng nói dối về tình trạng sức khỏe của mình (mà thường sẽ phát hiện được nhờ công nghệ khoa học y tế tiên tiến, hiện đại) thì bên công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. 

Nói chuyện với đại lý bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm về yêu cầu giải quyết quyền lợi

Thay vì vội vàng đổ lỗi cho bên bảo hiểm vì yêu cầu của mình bị từ chối, hãy thử tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân tại sao mình bị từ chối. Như đã nói, bên bảo hiểm chỉ tuân thủ theo các điều khoản hợp đồng, và nếu họ không tuân thủ, bạn hoàn toàn có thể có căn cứ để khởi kiện – điều mà không công ty bảo hiểm nào muốn đối mặt.

Khi hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi của bạn bị từ chối, hãy yêu cầu đại lý bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm giải thích một cách cụ thể, chi tiết lý do bị từ chối, những việc cần làm để tái yêu cầu quyền lợi và những vấn đề liên quan. Khi đối thoại với bên bảo hiểm, khách hàng cần giữ trong tay một bản hợpơp đồng sao lưu để đối chứng các điều khoản mà công ty bảo hiểm đang dẫn chứng ra cho mình. 

Trên đây là một số vấn đề và gợi ý phương hướng giải quyết liên quan đến việc từ chối yêu cầu giải quyết quyền lượi bảo hiểm phi nhân thọ. Tóm gọn lại, việc khách hàng rất cần làm để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân mình đó chính là rà soát, nghiên cứu và nghiền ngẫm thật chi tiết bản hợp đồng bảo hiểm của mình trước, trong và sau khi ký hợp đồng. Đây chính là mấu chốt của vấn đề, giúp khách hàng thành công đạt được những lợi ích thích đáng trong quá trình bảo vệ bản thân. Đừng để một sản phẩm vốn để bảo vệ tài sản và bản thân lại trở nên vô nghĩa. 

#ebaohiem #tuchoigiaiquyetquyenloibaohiemphinhantho-dehaykho